biển báo giao thông
biển báo giao thông

Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông là nhưng biển báo được dựng ven đường giao thông, giúp cho người tham gia lưu thông hoặc lưu thông quốc tế dễ dàng hơn (giảm bớt rào cản ngôn ngữ) cũng như giúp tăng cường an toàn giao thông. Nhiều nước đã áp dụng các loại biển báo có hình ảnh từ năm 1930.

bien bao giao thong thuong gap

Có 8 loại biển báo:

  1. Biển báo nguy hiểm
  2. Biển báo ưu tiên
  3. Biển báo cấm
  4. Biển hiệu lệnh
  5. Biển chỉ dẫn
  6. Biển báo thông tin
  7. Biển báo hướng, vị trí và chỉ số
  8. Biển phụ

Khái niệm về đường bộ (Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008)

1. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. 4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

Tuyến đường đối ngoại là gì?

Các tuyến đường bộ đối ngoại ở Việt Nam bao gồm: AH1, AH13, AH14, AH15, AH16, AH17, AH131, AH132. Chữ “AH” được ghi trên các biển giao thông là viết tắt của Asian Highway (đường xuyên Á). AH ký hiệu chung chỉ đường giao thông xuyên Á (các tuyến đường có lắp đặt hệ thống biển báo này cho phép các xe mang biển kiểm soát của các nước tham gia Hiệp định GMS sẽ được phép lưu hành).

Quy định cắm biển báo giao thông đường bộ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Điều 17. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường

17.1. Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của người sử dụng đường;

Trường hợp không tính toán xác định cự ly nhìn thấy biển, cho phép lấy cự ly đảm bảo người sử dụng đường nhìn thấy biển báo hiệu là 150m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, là 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư;

17.2. Biển được đặt về phía tay phải và mặt biển vuông góc với chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng; trong các trường hợp cần thiết cho phép lắp đặt thêm biển báo phía bên trái để nhắc lại biển đã lắp đặt phía bên phải;

Biển viết bằng chữ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong trường hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.

17.3. Khoảng cách mép ngoài của biển phía phần xe chạy phải cách mép phần xe chạy là 0,5m. Trường hợp có khó khăn như không có lề đường, hè, khuất tầm nhìn hoặc trường hợp khác tương tự mới được phép xê dịch theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần xe chạy hoặc không cách mép phần xe chạy quá 1,7m;

17.4. Ở trong khu dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra quá hè đường và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải treo biển ở phía trên phần xe chạy;

17.5. Trên những đoạn đường có phần đường thô sơ đi riêng, phân biệt bằng dải phân cách thì cho phép đặt biển trên dải phân cách;

17.6. Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.

Kích thước biển báo giao thông đường bộ

Biển có kích thước đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo bảng sau: (Đơn vị tính cm)

Loại biển Kích thước Độ lớn
Biển báo tròn Đường kính ngoài của biển báo, D 70
Chiều rộng của mép viền đỏ, B 10
Chiều rộng của vạch đỏ, A 5
Biển báo bát giác Đường kính ngoài biển báo, D 60
Độ rộng viền trắng xung quanh, B 3
Biển báo tam giác Chiều dài cạnh của hình tam giác, L 70
Chiều rộng của viền mép đỏ, B 5
Bán kính lượn tròn của viền mép đỏ, R 3,5
Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam giác cơ bản, C 3

Bảng 2- Hệ số kích thước biển báo

Loại đường Đường cao tốc Đường đôi ngoài đô thị Đường ôtô thông thường (*) Đường đô thị (***)
Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo 2 1,8 1,25 1
Biển chỉ dẫn (**) 2,0 1,5 1

Ghi chú:

(*) Đường ô tô thông thường là các đường ô tô không phải là đường ô tô cao tốc, đường đôi, đường đô thị.

(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong Bảng 2 không áp dụng cho các đường cao tốc. Đường cao tốc có quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.

(***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.

Các loại biển báo giao thông đường bộ thường gặp:

  1. Biển cấm
  2. Biển báo nguy hiểm
  3. Biển hiệu lệnh
  4. Biển chỉ dẫn

Link tải biển báo giao thông vector: Tại đây

1- Ý nghĩa biển báo cấm

Biển báo giao thông cấm là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển.

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139

Ảnh biển báo cấm - Học biển báo cấm
Nguồn Báo mới

2- Ý nghĩa Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm là nhóm biển báo giúp người tham gia giao thông  biết đoạn đường tiếp theo có nguy hiểm. Biển cảnh báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như nhóm biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh).


Biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.

Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.

Biển báo nguy hiểm
ảnh báo mới

3- Ý nghĩa Biển hiệu lệnh

Biển hiệu lệnh bắt buộc người tham gia phải thi hành theo nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.

biển báo hiệu lệnh

4- Ý nghĩa Biển chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn là biển báo nhằm giúp người tham gia giao thông biết đoạn tiếp theo nên đi như thế nào cho an toàn nhất.

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448. Để nắm bắt thêm thông tin về nhóm biển báo này, các bạn đọc thêm bài viết chi tiết Biển Báo Chỉ Dẫn.

Ảnh biển báo chỉ dẫn - học biển báo

5- Biển báo giao thông phụ

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.

Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

6- Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

7- Biển báo trên đường cao tốc

Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.

Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.

Từ vựng biển báo giao thông tiếng Anh

Bend: đoạn đường gấp khúc  Danger: nguy hiểm
Danger: nguy hiểm  Slippery road: đoạn đường trơn
Two way traffic: đường hai chiều  Stop give way: hết đoạn đường nhường đường
Road narrows: đoạn đường hẹp  STOP: dừng lại
Roundabout: vòng xuyến  Traffic signal: tín hiệu giao thông
T-Junction: ngã ba  Quayside: sắp đến cảng
Give way: nhường đường cho xe đi ở đường chính  Pedestrian crossing: rải người đi bộ sang đường
Bump: đường xóc  Runway aircraft: khu vực máy bay cất cánh, hạ cánh
Road widens: đường trở nên rộng hơn  Uneven road: đường nhấp nhô
Slow down: giảm tốc độ  Cross road: đường giao nhau
Electric cable overhead: có đường cáp điện phía trên  Opening bridge: cầu đóng, mở
No parking on even day: cấm đỗ xe vào các ngày chẵn  Priority to approaching traffic: ưu tiên cho phương tiện đang đi tới
No parking on odd day: cấm đỗ xe vào các ngày lẻ  Axle weight limit: trục giới hạn trọng lượng
No crossing: cấm người đi bộ qua đường  End of dual carriage way: hết làn đường đôi
No pedestrians cycling: cấm người  Construction: công trường
No entry: cấm vào  Traffic from right: giao thông phía bên phải
School: trường học  Traffic from left: giao thông phía bên trái
Stop police: dừng xe cảnh sát  No overtaking: cấm vượt
Stop customs: dừng xe trong một số trường hợp  Length limit: giới hạn chiều dài
No parking stopping: cấm đỗ xe  No buses: không có xe bus
No traffic both ways: không tham gia giao thông  Speed limit: giới hạn tốc độ
Stop: dừng lại  Railway: đường sắt
No U-Turn: cấm rẽ hình chữ U  Animals: động vật
No trucks: cấm xe tải  No parking: cấm đỗ xe
No traffic: cấm tham gia giao thông  Roundabout: vòng xuyến
No horn: cấm còi   

Nguồn tham khảo:
https://danluat.thuvienphapluat.vn/tong-hop-quy-dinh-moi-ve-bien-bao-giao-thong-154297.aspx
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/giao-thong–van-tai/kich-thuoc-cua-bien-bao-giao-thong-duong-bo-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-267605
http://baohoxuanchung.com/cac-nhom-bien-bao-giao-thong-duong-bo/
https://hacknaotuvung.com/tu-vung-tieng-anh-theo-chu-de/tu-vung-tieng-anh-ve-bien-bao-giao-thong/
http://batgt.camau.gov.vn/bien-bao-giao-thong-tren-cac-tuyen-duong-doi-ngoai-theo-hiep-dinh-gms.632